Nếu không phải người đam mê và theo dõi môn điền kinh ở Olympic, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy kỳ lạ khi các VĐV phải chạy vượt chướng ngại vật với các hố nước trên sàn. Điều đó liệu có gây nguy hiểm cho các VĐV? Và vì sao có nước trên đường đua?
Cùng Sporting News tìm hiểu về chạy vượt rào, cách thức hoạt động của một trong những nội dung chạy kỳ lạ nhất tại Olympic.
Chạy vượt rào tại Olympic là gì?
Sự kiện chạy vượt rào Olympic diễn ra tại SVĐ Stade de France nổi tiếng. Các VĐV phải vượt qua 7 hố nước và 28 rào chắn trên quãng đường trước khi về đích.
Các rào chắn cố định có chiều dài khác nhau tùy theo nội dung của nam hay nữ. Thông thường, một rào chắn của nam rơi vào khoảng 914mm, và của nữ là 762mm.
Chạy vượt rào đã trở thành môn thi chính của Olympic từ những năm 1920. Tuy nhiên phải đến năm 2008, phần thi dành cho nữ mới được thêm vào.
Tại sao lại có nước trong cuộc đua vượt rào?
Hố nước là một phần quan trọng trong chặng đua. Môn thể thao này bắt nguồn từ địa hình đồng quê, nơi những vận động viên phải chạy qua các chướng ngại vật tự nhiên như tường đá và nước. Trong nỗ lực tái hiện lại chân thực nguồn gốc của môn thể thao này, rào cố định và hố nước được sử dụng như vật cản dành cho các VĐV.
Hố nước có chiều dài 3,66m và sâu 70cm.
Chạy vượt rào tại Olympic diễn ra như thế nào?
Trong khi các nội dung chạy cự ly trung bình và dài bắt đầu theo đường chéo thì chạy vượt rào xuất phát với đường thẳng, các VĐV đứng cạnh nhau, phía sau một đường cong màu trắng. Mỗi người được phép xuất phát sai một lần. Nếu một VĐV xuất phát sai đến lần thứ 2 thì sẽ ngay lập tức bị loại khỏi cuộc thi.
100m đầu tiên không có chướng ngại vật. Nhưng sau đó, các vận động viên phải vượt qua 7 hố nước và 28 rào chắn cố định để về đích. Không giống 100m vượt rào, rào cản ở đây không bị phá kể cả khi VĐV va chạm. Vạch đích tương tự như các sự kiện điền kinh khác.
Kỷ lục Olympic về chạy vượt rào là 8 phút 03.28 giây dành cho nam, được thiết lập bởi vận động viên chạy cự ly trung bình người Kenya - Conseslus Kipruto vào năm 2016 tại Rio de Janeiro. Kỷ lục của nữ được xác lập bởi VĐV người Nga, Gulnara Galkina tại Bắc Kinh năm 2008. Cô đã vượt qua mọi chướng ngại vật và về đích với thời gian 8 phút 58.81 giây.
Tại sao chạy vượt rào lại là môn thể thao Olympic?
Chạy vượt rào khởi nguồn từ Anh, nơi mọi người phải chạy quanh thị trấn, vượt các chướng ngại vật, các vũng nước, con suối. Nội dung chạy hiện đại được cho là xuất thân từ các cuộc thi 2 dặm vượt chướng ngại tại đại học Oxford vào thế kỷ 19. Sau này, nó được đưa vào sân vận động, thi đấu ở giải toàn Anh năm 1879.
3000m chướng ngại vật đã được vào thi đấu từ Olympic 1900, nhưng chỉ dành cho nam. Nội dung dành cho nữ chỉ xuất hiện vào năm 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
XEM THÊM: Môn điền kinh ở Olympic có bao nhiêu nội dung? Mỗi vòng chạy dài bao nhiêu?