Tại mỗi kỳ Olympic nội dung ngựa tay quay đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của khán giả với môn thể dục dụng cụ. Ngựa tay quay đã trở thành 1 phần thi đấu định của Thế vận hội trong nhiều năm qua, cũng như là nội dung mà nhiều vận động viên phải thuần thục trong môn thể dục dụng cụ của nam.
Trong bài viết này, The Sporting News sẽ cung cấp những thông tin cần biết về nội dung ngựa tay quay của thể dụng dụng cụ.
Ngựa tay quay trong thể dục dụng cụ là gì?
Ngựa tay quay (trong tiếng anh là "Pommel Horse") là một nội dung trong môn thể dục dụng cụ dành cho nam. Nội dung này được đưa vào thi đấu từ những kỳ Olympic đầu tiên trong lịch sử.
Để thi đấu, các vận động viên sử dụng 1 thiết bị tên là ngựa tay quay. Đây là 1 dụng cụ có thân làm bằng kim loại và phủ xốp hoặc cao su. Trên thân có 2 tay cầm bằng nhựa (còn gọi là Pommel), vốn được mô phỏng theo 1 công cụ mà người La Mã cổ đại sử dụng để tập lên xuống ngựa. Nội dung ngựa tay quay được đưa vào thể dục dụng cụ sau khi Friedrich Ludwig Jahn (1778-1852) phát triển ra các bài tập cơ bản.
Những bài tập cơ bản của Friedrich Ludwig Jahn được phát triển dần qua thời gian và trở thành những bài Olympic. Có những bài tập rất khó, liên quan đến việc vung chân theo vòng tròn trong khi tay phải giữ thăng bằng trên 2 tay cầm, đòi hỏi rất nhiều sức mạnh từ cánh tay, bàn tay và phần thân trên.
Do đó, ngựa tay quay luôn được xem là nội dung khó nhất của thể dục dụng cụ tại các kỳ Thế vận hội.
Ngựa tay quay trở thành nội dung thi Olympic từ khi nào?
Ngựa tay quay được đưa vào thi đấu ngay tại kỳ Thế vận hội đầu tiên năm 1896. Sau đó, nội dung này 1 lần nữa xuất hiện vào năm 1904, nhưng biết mất khỏi Thế vận hội cho đến năm 1924. Kể từ thời điểm này, ngựa tay quay luôn là 1 trong những nội dung tranh tài tại các kỳ Thế vận hội cho đến ngày hôm nay.
Cách tính điểm trong nội dung ngựa tay quay
Sẽ có 2 loại điểm dành cho các vận động viên trong mỗi phần thi. Điểm thực hiện được tính từ 10, và vận động viên sẽ bị trừ điểm mỗi khi dính lỗi như dáng xấu, bàn chân bẹt ra hoặc ngã khỏi ngựa. Một phần tính điểm khác được gọi là điểm động tác, khi giám khảo sẽ tính toán dựa trên độ khó của những phần thi mà vận động viên thực hiện nhằm đưa ra điểm số so với những vận động viên khác.
Các vận động viên thực hiện tốt phần thi ngựa tay quay sẽ phải bao quát được cả 3 phần của thiết bị thi đấu, bao gồm phần giữa, 2 tay nắm và 2 đầu ngựa, đồng thời thực hiện các động tác cắt kéo bắt buộc trong các chuyển động tròn liên tục. Bộ phận duy nhất được phép chạm vào ngựa là bàn tay. Các vận động viên phải thi đấu có nhịp điệu, được phép vung tay trong tư thế trồng cây chuối.
Ngựa tay quay được xem là bài tập thể dục dụng cụ khó nhất trong số các nội dung thi đấu của nam, khi các vận động viên thể dục dụng cụ phải dành phần lớn thời gian của mỗi bài tập chỉ sử dụng 1 tay, trong khi tay còn lại phải với tới 1 phần khác của ngựa.
Có nội dung ngựa tay quay cho nữ ở Olympic không?
Ngựa tay quay không phải là nội dung thi đấu của vận động viên nữ tại Olympic. Các nội dung thi đấu của nữ bao gồm:
- Nhảy ngựa
- Bài thi sàn
- Xà lệch
- Cầu thăng bằng
Trong khi đó, các vận động viên nam sẽ có 6 nội dung thi đấu tại Olympic, bao gồm:
- Nhảy ngựa
- Ngựa tay quay
- Bài thi sàn
- Vòng treo
- Xà đơn
- Xà kép
XEM THÊM: Ai là VĐV giành nhiều Huy chương vàng nhất lịch sử Olympic mùa hè?