Vì sao nội dung 400m là khó chinh phục nhất trong các cự ly chạy nước rút Olympic?

Nguyen Huu Quang Nhat

Vì sao nội dung 400m là khó chinh phục nhất trong các cự ly chạy nước rút Olympic? image

Cuộc đua chung kết cự ly 400m nam tại Olympic Paris khép lại với kết quả tương đối bất ngờ. Vận động viên Matt Hudson-Smith của Vương quốc Anh - đồng thời là người nắm giữ kỷ lục châu Âu - đã dẫn đầu khi bước vào khúc cua cuối cùng. Nhưng rồi, anh lại đuối sức và bị vượt qua chỉ vài mét trước vạch đích bởi Quincy Hall của Mỹ, khiến anh ngậm ngùi nhận huy chương bạc.

Nếu thường xuyên theo dõi nội dung cự ly 400m, khán giả có thể nhận thấy các VĐV thường kiệt sức đáng kể ở những mét cuối sau khi bứt tốc mạnh mẽ ở quãng đầu. Thậm chí, theo góc nhìn khoa học, cự ly 400m có thể xem là khắc nghiệt nhất trong số các nội dung chạy nước rút cá nhân tại Thế vận hội. Tại sao lại như vậy?

Sự khắc nghiệt của đường đua 400m

Cự ly 400m là cự ly dài nhất trong số các nội dung chạy nước rút cá nhân do Liên đoàn Điền kinh Thế giới (IAAF) tổ chức. Trung bình, các VĐV nam xuất sắc nhất sẽ hoàn thành một vòng đua (100m) trong hơn 11 giây, còn các VĐV ở nội dung chạy nước rút 400m chỉ mất khoảng 9,5-10 giây.

Sự khác biệt trên đã phần nào nói lên mức độ thách thức của chạy nước rút cự ly 400m. Nhưng thực sự nó khó khăn đến mức nào?

Theo kênh YouTube Outperform, dựa trên cơ sở khoa học, đây thực sự là nội dung chạy nước rút khắc nghiệt nhất trong tất cả các cự ly. Lý do chính là do hệ thống năng lượng mà cơ thể tạo ra và tiêu hao trong suốt cuộc đua.

Trong khoảng 50 mét đầu tiên, cơ thể của một VĐV sẽ có đủ nguồn năng lượng cho một đợt bứt tốc ngắn và mạnh mẽ, đạt tốc độ tối đa trong 5 đến 10 giây. Tuy nhiên, 150 mét tiếp theo sẽ chứng kiến các VĐV chạy dưới tốc độ tối đa, cơ bắp bị mệt mỏi do axit lactic tiết ra.

Cơ thể sau đó sẽ sản xuất năng lượng kỵ khí (một nguồn năng lượng dự trữ) trong 100m tiếp theo. Quá trình này diễn ra chậm hơn nhiều so với hai nguồn năng lượng khác - điều này dẫn đến nhu cầu năng lượng của cơ thể vượt quá nguồn cung cho phép.

Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng tiếp tục tăng cường trao đổi chất hiếu khí (hoạt động chính để sản sinh năng lượng), nhưng lúc này các cơ bắp đã rất mỏi mệt, khiến người chạy gặp khó khăn cực hạn trong việc thực hiện cú nước rút ở 100 mét cuối cùng.

Quincy Hall đã thực hiện chiến thuật ngược với quá trình này, khi anh giữ mình ở vị trí cuối trong nhóm 8 VĐV trước khi dốc toàn lực ở những giây cuối cùng. Điều này giúp anh vượt qua Hudson-Smith để giành tấm huy chương vàng danh giá tại Olympic Paris 2024.

Quincy Hall
James Lang/USA TODAY NETWORK

Michael Johnson - một huyền thoại chạy nước rút của Mỹ - đã phản hồi video của kênh Outperform: "Hiểu rõ quá trình này chính là chìa khóa để tôi phá kỷ lục thế giới với thời gian ở mức 43 giây. Nếu một VĐV chạy 400m không hiểu rõ quá trình này, họ sẽ luôn cảm thấy như đang phải đối mặt với cái chết!"

Dịch từ bài viết trên trang Sportbible

XEM THÊM: Tìm hiểu về căn bệnh mà 8% vận động viên Olympic mắc phải

Nguyen Huu Quang Nhat

Nguyen Huu Quang Nhat Photo

Quang Nhat is a content creator from Vietnam. He has passion with soccer and tennis, and is a strong supporter of Tottenham Hotspur and Rafael Nadal.