Có thể nói, Sonny Vaccaro là một trong những cái tên có ảnh hưởng nhất lịch sử phát triển giày bóng rổ. Ông góp công rất lớn vào chiến dịch đưa các thương hiệu tiếp cận gần hơn tới người dùng, nhất là trong khoảng thời gian ông làm việc với Nike vào những năm 80 của thế kỉ trước.
Trong bộ phim tài liệu "AIR: Courting a Legend", diễn viên Matt Damon đã vào vai và Vaccaro và tái hiện lại chiến dịch phi thường của Nike với dòng giày Michael Jordan, góp phần đưa thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới.
Sonny Vaccaro là ai?
Giám đốc tiếp thị thể thao Sonny Vaccaro từng có khoảng thời gian làm việc với Nike, Adidas và Reebok ở mảng bóng rổ, giúp các thương hiệu này kí kết hợp đồng với những cầu thủ tên tuổi.
Ông rời Nike vào năm 1991 để chuyển tới làm việc cho Adidas. Đến năm 1996, ông mang về bản hợp đồng thương mại với tân binh Kobe Bryant.
Vaccaro vốn là một nhân vật tiếng tăm trong làng bóng rổ thế giới trước khi làm việc cho Nike. Năm 1964, ông và người bạn thân Pat DiCesare đã phát động giải bóng rổ All-Star đầu tiên dành cho trường trung học mang tên Dapper Dan Roundball Rock Classic, kéo dài đến năm 2007.
The man with the vision, Sonny Vaccaro. #AIRMovie pic.twitter.com/sCe9Yfhm4Y
— AIR (@airmovie) March 28, 2023
Năm 1984, ông thành lập Hội trại ABCD, nơi quy tụ những cầu thủ bóng rổ tài năng nhất của các trường trung học để thể hiện tài năng của họ trước HLV các trường đại học và các tuyển trạch viên chuyên nghiệp.
Sau khi rời Reebok vào năm 2007, Vaccaro đóng một vai trò quan trọng trong vụ kiện tập thể mang tính bước ngoặt chống lại Hiệp hội Thể thao đại học quốc gia Mỹ (NCAA) vào năm năm 2014, do ngôi sao bóng rổ của Đại học bang California Ed O'Bannon dẫn đầu. NCAA đã bị phán quyết vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ khi sử dụng quá mức bản quyền hình ảnh của các vận động viên đại học để kiếm tiền.
XEM THÊM: Nhìn lại quãng thời gian phát triển của mọi phiên bản giày Jordan
Cuộc đời, gia thế của Sonny Vaccaro
Sonny Vaccaro tên đầy đủ là John Paul Vincent Vaccaro, sinh ra ở Trafford, Pennsylvania, Mỹ vào năm 1939. Ông từng phát triển những nguyên mẫu giày thể thao khi còn là giáo viên tại quê nhà, đặc biệt là giày cho quần vợt và bóng rổ, đồng thời giới thiệu các ý tưởng của mình cho Nike.
Ông chính thức làm việc với Nike vào năm 1977 và ngay trong năm đầu tiên ông đã ký hợp đồng với 10 chương trình bóng rổ đại học hàng đầu cho Nike. Trong vòng hai năm, số trường học hợp tác với Nike đã tăng lên con số 50.
Chia sẻ trong bộ phim tài liệu "Sole Man" của ESPN năm 2015, Vaccaro từng tiết lộ: "Vào thời điểm đó, Nike chỉ là một nhãn hiệu giày thể thao và chẳng liên quan gì tới bóng rổ. Tôi đã nói với họ rằng, nếu muốn thâm nhập vào thị trường bóng rổ đại học, hãy trả tiền cho các HLV. Chúng tôi sẽ cung cấp giày miễn phí cho toàn đội và đám trẻ sẽ đeo chúng."
Check out the star-studded #AirMovie cast. The acclaimed film lands in cinemas April 5.
— Warner Bros. UK (@WarnerBrosUK) March 28, 2023
Matt Damon is Sonny Vaccaro. #AirMovie 1/8 🧵 pic.twitter.com/4bZ0g0D7bq
NBA LEAGUE PASS: Đăng ký ngay để theo dõi mọi trận đấu (Dùng thử 7 ngày MIỄN PHÍ)
Sonny Vaccaro đã giúp Nike kí hợp đồng với Michael Jordan ra sao?
Vaccaro được coi là nhân vật chủ chốt để lôi kéo Michael Jordan kí hợp đồng với Nike. Sau khi thành công trong việc kí hợp đồng với các trường đại học, Vaccaro đã suy nghĩ ông muốn có "một vận động viên tên tuổi sẽ trở thành biểu tượng của thương hiệu sau này".
Jordan từng bày tỏ ông có hứng thú với Adidas và cũng được công ty nắm giữ thị phần lớn trong thị trường giày bóng rổ này săn đón. Tuy nhiên, sự kiên trì của Vaccaro cuối cùng đã được đền đáp sau khi thuyết phục được Jordan và gia đình anh về tiềm năng của Nike, cụ thể là mong muốn được tung ra dòng giày đặc trưng mang tên ông - Air Jordan.
Vào năm 1984, Jordan đồng ý ký hợp đồng 5 năm trị giá 2,5 triệu USD với Nike. Air Jordan 1 vượt xa kì vọng 3 triệu USD trong 3 năm như dự tính ban đầu và mang về tới 126 triệu USD chỉ trong năm đầu tiên ra mắt, biến dòng giày này trở thành một trong những loại giày có đợt ra mắt thành công nhất mọi thời đại.
XEM THÊM: Câu chuyện về chiếc giày bị cấm thi đấu của Michael Jordan đến thương hiệu toàn cầu