Cùng Sporting News Vietnam tìm hiểu về một trong những khái niệm phổ biến nhất và cũng thú vị nhất trong bóng rổ.
Về cơ bản, timeout dùng để chỉ việc trận đấu dừng lại để cầu thủ 2 đội nghỉ ngơi và hội ý. Huấn luyện viên dùng timeout để trao đổi kỹ hơn với các cầu thủ và đưa ra chỉ đạo, hoặc để giảm sự hưng phấn của đối thủ khi họ liên tiếp ghi điểm.
Càng gần đến những thời điểm quan trọng của trận đấu, việc sử dụng timeout càng trở nên quan trọng và đội nào tối ưu hóa được số lần timeout và thời điểm gọi timeout sẽ càng có nhiều khả năng chiến thắng.
Quy định về timeout ở NBA
Theo luật của NBA, mỗi đội được quyền timeout 7 lần mỗi trận, trong đó ở hiệp 4 chỉ được tối đa 4 lần và 3 phút cuối cùng chỉ được tối đa 2 lần. Nếu trận đấu bước vào hiệp phụ, mỗi đội có thêm 2 lần timeout.
Mỗi lần timeout kéo dài đúng 75 giây.
Ngoài ra, còn có những quy định chi tiết liên quan đến timeout bắt buộc ở mỗi hiệp, tùy thuộc vào trận đấu được phát trên kênh truyền hình nào.
Những pha timeout kinh điển trong lịch sử NBA
Một trong những pha timeout đáng nhớ nhất diễn ra ở Game 5 trận chung kết NBA 1976. Paul Westphal, cầu thủ của Phoenix Suns, gọi timeout ở cuối hiệp 2 mà lẽ ra họ không được sử dụng. Lập tức Boston Celtics được hưởng 1 quả ném phạt và thực hiện thành công để vươn lên dẫn trước. Trận đấu kéo dài sang hiệp phụ và Celtics là đội giành chiến thắng cuối cùng.
Một tình huống timeout khác rất nổi tiếng, nhưng cũng khá hài hước, thuộc về huyền thoại Gregg Popovich chỉ vài năm trước đây. Trận đấu vừa diễn ra được đúng 16 giây và hàng thủ San Antonio Spurs mở toang để cầu thủ Washington Wizards úp rổ ghi điểm dễ dàng. Huấn luyện viên Popovich tức giận và ngay lập tức gọi timeout để "trị" các học trò của mình.
XEM THÊM: Luật chạy bước trong bóng rổ là gì? Sự khác biệt giữa hệ thống FIBA và NBA?