Ở vòng đấu thứ 17 của Ngoại hạng Anh 2023/24, một sự cố không mong muốn đã diễn ra. Đội trưởng của Luton Town, Tom Lockyer đã đổ gục xuống sân vì bị ngừng tim ở giữa hiệp 2 trong trận đấu với Bournemouth.
Sau những nỗ lực sơ cứu của đội ngũ y tế tại sân và những bác sĩ giỏi nhất ở bệnh viện, Tom Lockyer đã tỉnh lại và hiện đang nhận được sự chăm sóc tận tình nhất. Về phía trận đấu, ban tổ chức quyết định tạm hoãn trận đấu giữa Luton vs Bournemouth.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên mà Tom Lockyer rơi vào hiểm cảnh tương tự. Vào tháng 05/2023, anh cũng đổ gục xuống sân chỉ sau 12 phút trong trận Playoff thăng hạng của Championship. Tuy nhiên, anh đã được điều trị kịp thời và được các bác sĩ phẫu thuật thành công. Theo hé lộ của Tom Lockyer, anh có triệu chứng "nhịp tim không đều và thường đập nhanh bất thường", nhưng cũng cho biết mình được phép tiếp tục thi đấu vào thời điểm đó.
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ NGOẠI HẠNG ANH TẠI ĐÂY
Bệnh ngừng tim là gì? Tại sao lại nguy hiểm?
Theo Tổ chức Tim mạch Anh (BHF), ngừng tim xảy ra khi tim đột ngột ngừng bơm máu đến các cơ quan quan trọng nhất, đặc biệt là não và phổi.
Khi điều này xảy ra, tim đột ngột ngừng đập, làm gián đoạn việc bơm máu đi khắp cơ thể. Nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng khó thở, ngừng lưu thông máu, bất tỉnh và có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được sơ cứu đúng cách.
GIẢI THƯỞNG CỰC LỚN khi dự đoán kết quả trận đấu tại ĐÂY
Bệnh ngừng tim có phổ biến ở các vận động viên trẻ?
Việc ngừng tim đột ngột trong lúc vận động mạnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các vận động viên trẻ. Theo thống kê của Mayo Clinic có trụ sở tại Mỹ, có 1/80.000 vận động viên trẻ tử vong vì đột tử do các vấn đề liên quan đến bệnh tim mỗi năm. Số liệu thống kê có thể chênh lệch đôi chút ở những quốc gia khác nhau.
Việc đột quỵ do các vấn đề liên quan đến tim ở các người trẻ cũng có xu hướng gia tăng. Ở Anh, có 12 người khỏe mạnh dưới 35 tuổi tử vong mỗi tuần do các vấn đề liên quan đến tim mạch không được chuẩn đoán chính xác. Theo BHF, nước Anh mỗi năm đón nhận 30.000 trường hợp ngừng tim ở các bệnh viện, với tỉ lệ sống sót chỉ là dưới 10%.
Những trường hợp đột quỵ do ngừng tim ở bóng đá
Năm 2021, tuyển thủ Đan Mạch Christian Eriksen đổ gục xuống sân trong kỳ Euro 2020. Đội ngũ y tế sơ cứu trên sân xác nhận tim của Eriksen đã ngừng đập vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ y tế đã cứu sống tiền vệ này.
Sau đó, Eriksen trải qua một ca phẫu thuật để cấy ghép máy khử rung tim (ICD) và được phép tiếp tục thi đấu. Do Serie A không cho phép những cầu thủ như vậy góp mặt trong các trận đấu, anh chuyển đến MU và hiện đang làm trụ cột của đội bóng chủ sân Old Trafford.
Tuy nhiên, trường hợp may mắn như Eriksen khi thoát khỏi bàn tay tử thần và tiếp tục thi đấu là rất hiếm.
Trở lại năm 2012, tiền vệ Fabrice Muamba của Bolton đổ gục xuống sân trong trận đấu FA Cup với Tottenham. Tim của Muamba đã ngừng đập ở phút 78, nhưng được cứu sống nhờ nỗ lực cứu chữa của đội ngũ y tế. 5 tháng sau đó, Muamba tuyên bố giã từ sự nghiệp và hiện đang làm công tác huấn luyện cầu thủ trẻ.
Trước đó, đã có những trường hợp như Eriksen và Muamba, nhưng không thể may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần. Năm 2004, tiền đạo Miklos Feher của Benfica qua đời sau khi bị ngừng tim do bệnh cơ tim phì đại. Năm 2007, ngôi sao Antonio Puerta của Sevilla đổ gục xuống sân và qua đời vài ngày sau đó ở bệnh viện.
Đến năm 2009, đội trưởng của Espanyol, Dani Jargue cũng qua đời sau khi đột quỵ ở một buổi tập. Năm 2018, hậu vệ Davide Astori qua đời ở khách sạn, với nguyên nhân được xác định là do bị ngừng tim và không được sơ cứu kịp thời.
Tầm quan trọng của đội ngũ y tế phản ứng nhanh
Khi một người rơi vào tình trạng ngừng tim, thì họ đã đứng giữa lằn ranh của sinh tử. Tim ngừng bơm máu đến khắp cơ thể, não không còn nhận được oxy và chết dần theo thời gian. Theo tính toán, não sẽ chết hoàn toàn chỉ trong từ 4 đến 6 phút và do đó, mỗi giây cấp cứu chậm trễ càng khiến nạn nhân rơi vào bàn tay tử thần.
Để có thể chữa trị kịp thời, đội ngũ y tế cần được đào tạo chuyên sâu về CPR (hồi sức tim phổi) và được trang bị AED (máy khử rung tim ngoài tự động), cũng như phản ứng nhanh trước mọi trường hợp.
Bản thân FA (Liên đoàn Bóng đá Anh) cũng cung cấp khóa học chuyên môn và những buổi đào tạo bổ sung về việc phản ứng trước các sự cố ngừng tim đột ngột trong bóng đá. Theo họ, điều này sẽ giúp làm giảm những sự cố đáng tiếc trong các trận đấu.
XEM THÊM: Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2023/24: Cập nhật liên tục